Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

  

1. Mục tiêu đào tạo
            Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật dân sự và Tố tụng dân sự nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực luật dân sự và tố tụng dân sự có khả năng tư duy độc lập, vận dụng những kiến thức và kỹ năng được trang bị để xử lý các tình huống pháp lý cụ thể, có khả năng phản biện và góp ý xây dựng hoàn thiện pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước

Để đạt được mục tiêu chung này, chương trình đào tạo trình độc thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự tại Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế-Luật được thiết kế dựa trên 2 phương thức theo sự lựa chọn của học viên: phươngthức II: thực hiện viết và bảo vệ Luận văn thạc sĩ và phương thức I: thay thế luận văn tốt nghiệp bằng một số các môn chuyên đề tốt nghiệp. Sự thiết kế này nhằm hướng chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự  linh hoạt hơn theo hướng ứng dụng, một xu hướng đào tạo thực sự cần thiết cho tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay khi hầu hết các chương trình đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật và đặc biệt hơn nữa là ở loại hình đào tạo sau đại học thường chỉ hướng đến đào tạo nghiên cứu chứ không phải là đào tạo ứng dụng. Như vậy, mục tiêu rất rõ ràng khi xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự này là mở ra cơ hội để học viên lựa chọn hướng phát triển của mình trong tương lai.

Đối với Chương trình giảng dạy môn học phương thức I: Phương thức này không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ nhưng yêu cầu các môn học phải có tiểu luận để học viên nghiên cứu sâu trong phạm vi môn học. Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự định hướng thực hành, sau khi tốt nghiệp, nhóm này sẽ làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư pháp, các luật sư…. Nhóm thạc sĩ thực hành sẽ đư­ợc trang bị sâu hơn các kỹ năng nghề nghiệp, sẽ được tham gia thực hiện và viết các chuyên đề môn học, chuyên đề tốt nghiệp. Sau khi tích lũy đủ số tín chỉ ở dạng môn học, và dạng chuyên đề môn học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp.

Đối với Chương trình giảng dạy môn học phương thức II: Phương thức này yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ ít nhất trong một học kỳ cuối cùng của khóa đào tạo. Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự định hư­ớng nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp sẽ có thể tiếp tục theo học ch­ương trình Tiến sĩ chuyên Luật Dân sự hoặc LuậtKinh tế. Nhóm này sẽ đư­ợc trang bị sâu hơn những vấn đề mang tính chất học thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu và sẽ tốt nghiệp d­ưới hình thức viết luận văn. Sau khi tốt nghiệp các học viên có thể sẽ tham gia làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu hoặc học trình độ tiến sĩ trong lĩnh vực Luật học nói chung và Luật Dân sự vàTố tụng dân sự nói riêng.

2. Mục tiêu về năng lực

Sau quá trình đào tạo, học viên có trình độ thạc sĩ nghiên cứu (phương thức II) có khả năng tư duy và phản biện độc lập về các vấn đề đặt ra của khoa học pháp lý, có khả năng phân tích, tổng hợp, bình luận và trình bày quan điểm khoa học một cách logic, biện chứng và thuyết phục; có khả năng nghiên cứu, phân tích tốt các văn bản pháp luật để tìm ra những khiếm khuyết, bất cập làm cơ sở để kiến nghị hoàn thiện; khả năng học lên trình độ tiến sĩ hoặc tham gia nghiên cứu khoa học và làm công tác giảng dạy.

Học viên có trình độ thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân được đào tạo theo phương thức I có khả năng vận dụng những kiến thức và lý luận đã học để xử lý những tình huống pháp lý cụ thể phát sinh trong đời sống kinh tế-xã hội một cách độc lập và hiệu quả; có khả năng tư vấn và tham gia một cách hiệu quả các hoạt động gắn với thực hành và áp dụng pháp luật; có tư duy và quan điểm độc lập về những vấn đề pháp lý đặt ra và hình thành những đề xuất, kiến nghị đề giải quyết và hoàn thiện pháp luật.

               3. Cơ hội nghề nghiệp
              Học viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự theo phương án 1 có thể trở thành các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các Viện nghiên cứu về chính sách và pháp luật, các chuyên gia nghiên cứu, tổng hợp và soạn thảo văn bản pháp luật tại các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự tại các cơ sở đào tạo Luật, đào tạo hành nghề luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viên…
               Học viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự theo phương thức II có thể giữ các vị trí quản lý ở các cấp bậc khác nhau trong bộ máy tổ chức quản lý của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, cơ quan tư pháp hoặc hành nghề luật sư hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

        4. Chuẩn đầu ra
4.1 Về kiến thức:
   -  Khả năng nắm bắt các kiến thức cơ bản về thế giới quan và nhân sinh quan một cách khoa học và biện chứng, đồng thời có thể vận dụng vào quá trình công tác và giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra một cách hiệu quả và khoa học.
     - Khả năng hiểu, phân tích, hệ thống hóa và đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật dân sự và tố tụng dân sự.
     - Khả năng phân tích, bình luận và so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam về luật dân sự và tố tụng dân sự.
             - Khả năng nắm bắt, phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức pháp luật về hợp đồng, tài sản và quyền sở hữu, trách nhiệm dân sự, tố tụng dân sự để áp dụng vào thực tế đời sống pháp lý.
    - Khả năng ứng dụng, chọn lọc và phân tích, tổng hợp kiến thức để tham gia vào quản lý, tổ chức hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ pháp lý trong các cơ quan tư pháp và xét xử, trong quá hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và trong quá trình phản biện, góp ý hoàn thiện pháp luật dân sự và tố tụng dân sự...
    - Được trang bị những kiến thức cơ bản về ngân hàng, thuế, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, sản nghiệp tư nhân.... để có thể vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá khi giải quyết các vấn đề pháp lý.

4.2 Về chuyên môn
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích luật; kỹ năng vận dụng kiến thức để phản biện, lập luận và xây dựng pháp luật.
- Kỹ năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý. Khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn để phân tích, đánh giá tình huống pháp lý và xử lý các tình huống trong tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự.
- Khả năng vận dụng kiến thức pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự để tiến hành hoặc tư vấn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong đời sống dân sự.
-  Khả năng thực hiện các thủ tục về tố tụng và giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, đúng pháp luật, qua đó góp phần giúp hoạt động xét xử và giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài thương mại được công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
- Kỹ năng xử lý, sọan thảo hợp đồng một cách thành thạo, chuyên nghiệp.

4.3 Về khả năng tư duy
- Khả năng thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định độc lập trong công việc.
- Khả năng sử dụng chiến lược, công cụ phù hợp để trình bày, phân tích và đánh giá, tổng hợp thông tin.
- Khả năng tư duy độc lập và phản biện, phản biện nâng cao trước những vấn đề pháp lý trong khoa học pháp lý và trong đời sống dân sự.
- Hoạch định và tổ chức công việc một cách chủ động, khoa học và hiệu quả.

4.4. Về khả năng giao tiếp
- Khả năng nghe, nắm bắt và hiểu vấn đề với tư duy phản biện và lập luận vững chắc.
- Khả năng trình bày một cách thuyết phục những ý kiến, đề xuất, ý tưởng trước công chúng.

4.5.Về khả năng học tập suốt đời:
- Ý thức tự giác cao và tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn đời sống.
- Khả năng tham gia giảng dạy các môn học chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự tại các cơ sở đào tạo luật đồng thời có thể học cao hơn ở trình độ Tiến sĩ Luật học, Tiến sĩ Luật Kinh tế (đối với phương thức II). 

4.6.Về khả năng hợp tác
Có khả năng làm việc nhóm, tập hợp hình thành nhóm và lãnh đạo nhóm làm việc để đạt được mục tiêu chung.

4.7.Về khả năng hội nhập
Có khả năng chủ động hội nhập để thích nghi với cuộc sống và môi trường làm việc tòan cầu, áp lực cao và chuyên nghiệp.Tranh luận, chia sẻ các quan điểm khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo trên thế giới.