Hội nghị Nghiên cứu Khoa học của cán bộ, giảng viên trẻ và người học sau đại học năm 2019

Ngày 10.10, Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tổ chức chương trình Hội nghị Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và người học sau đại học.

Hội nghị được tổ chức với mục tiêu tạo môi trường thể hiện, trao đổi và phản biện về những kết quả nghiên cứu khoa học, tạo từng bước gián tiếp hỗ trợ cho giảng viên trẻ và người học sau đại học trong việc đăng các bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế hướng đến phối hợp với các Khoa thay thế các chuyên đề cho nghiên cứu sinh. 

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Với chiến lược phát triển trở thành trường đại học  định hướng nghiên cứu và thực hiện các chuẩn mực trong kiểm định quốc tế  cũng như tham gia các bảng xếp hạng của các tổ chức xếp hạng đại học uy tín trên thế giới, trong những năm qua, Trường ĐH Kinh tế - Luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới và cải tổ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học”

Từ năm 2018, Trường đã  ban hành Quy chế khuyến khích công bố quốc tế dành cho giảng viên và người học sau đại học. Trong đó, Quy chế có quy định mức hỗ trợ về tài chính  cho một bài báo là 140 triệu đồng/bài. Và năm 2019, tỉ lệ số bài báo  được công bố  quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - Luật đạt ở mức 0,2, cao gấp đôi so với năm 2018. 

Hội nghị Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và người học sau đại học được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sâu sát vì đây sẽ là diễn đàn để đội ngũ nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường được báo cáo những nội dung nghiên cứu, tiếp thu các nhận xét, đánh giá của Hội đồng, từ đó nâng cao kinh nghiệm trong thực hiện nghiên cứu khoa học và hạn chế những khó khăn trong thời gian vừa qua.

Đặc biệt, các nghiên cứu sinh còn được nhà trường hỗ trợ thực hiện phương thức “2 trong 1”, nghĩa là bên cạnh bài báo khoa học trình bày tại Hội nghị này,  nghiên cứu sinh còn có thể gửi bài đã được phản biện 02 lần tại Hội nghị cho Khoa chuyên môn  để được phê duyệt   thay thế hình thức tiểu luận tổng quan hoặc báo cáo chuyên đề. Ban tổ chức Hội nghị đã nhận được 46 bài báo cáo tham luận trong đó,23 bài của giảng viên trẻ và 23 bài của nghiên cứu sinh. Hội đồng đã thực hiện phản biện 02 lần để  chọn ra 34  bài đủ điều kiện trình bày tại  Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật nhấn mạnh: “Tôi tin rằng Hội nghị này  là cần thiết, là tiền đề, để định kỳ mỗi năm hoặc ít nhất hai năm một lần Hội nghị được diễn rac. Tôi cũng hy vọng rằng chúng ta có thể phát huy và tận dụng được những  lợi thế trong các chính sách của nhà trường, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thư viện cũng như các Trung tâm nghiên cứu . Từ đó, tạo ra được những đề tài đạt chất lượng hơn vừa nâng cao   năng lực của bản thân vừa tạo sức lan tỏa cho thế hệ sau.”

Hội nghị diễn ra gồm hai phần: phiên toàn thể và phiên báo cáo tham luận tại các tiểu ban chuyên môn theo lĩnh vực:Kinh tế, quản lý và Luật

Tại phiên toàn thể, các đại biểu tham dự đã lắng nghe phần trình bày  02 tham luận là:
- Bảo vệ quyền tài sản trong thế giới ảo qua hợp đồng cấp quyềnngười dùng cuối – Hướng tiếp cận cần thiết cho pháp luật Việt Namcủa ThS. Nguyễn Phan Phương Tần
- Đa dạng hóa thu nhập khi rủi ro: trường hợp nông hộ Việt Nam của  NCS. Nguyễn Thị Mai

Sau đó, các đại biểu đã di chuyển về 04 tiểu ban chuyên môn để nghe các báo cáo được phân loại theo lĩnh vực, đồng thời tiếp thu những ý kiến nhận xét, phản biện từ Hội đồng tiểu ban chuyên môn. Cuối ngày, Ban tổ chức cũng đã có buổi tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội nghị và trao giải cho 04 bài báo xuất sắc nhất của 04 tiểu ban chuyên môn.
       

                                   4 báo cáo tham luận đạt giải tại Hội nghị

1. Đa dạng hóa  thu nhập khi rủi ro: trường hợp nông hộ Việt Nam - NCS Nguyễn Thị Mai.

2. The impact of equitization on financial and operating performance of state-owned enterprises (Soes) in Vietnam: An approach using propensity score matching - NCS Nguyễn Văn Tân.

3. Bảo vệ quyền tài sản trong thế giới ảo qua hợp đồng cấp quyền người dùng cuối – Hướng tiếp cận cần thiết cho pháp luật Việt Nam - NCS Nguyễn Phan Phương Tần.

4. A comparison of Japan and Vietnam legal approaches to derivative suit – GV Liên Đăng Phước Hải.


Một số hình ảnh tại hội nghị:


PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc và đề dẫn

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật phát biểu chỉ đạo tại hội nghị


            ThS. Nguyễn Phan Phương Tần trình bày báo cáo tham luận tại phiên toàn thể trong Hội nghị 


 NCS. Nguyễn Thị Mai trình bày báo cáo tham luận "Đa dạng hóa thu nhập khi rủi ro: trường hợp nông hộ Việt Nam "



                             Giảng viên trẻ, nghiên cứu sinh trình bày báo cáo tham luận tại các tiểu ban

                            Ban tổ chức, giảng viên trẻ và nghiên cứu sinh chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
                                                                                                                                                           
                                                                                                                                                            Thực hiện:CCA