Thể chế hóa Chương trình chuyển đổi số

Đến nay doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp tục khai thác được năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn nhân lực rẻ nữa, mà phải dựa vào công nghệ vào chuyển đổi số.

 

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, các doanh nghiệp đang cần thể chế hóa Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

 

 

 

  Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình này cần được triển khai ra sao, thưa ông?

 

Năm 2021 được coi là năm vàng thực hiện chuyển đổi số, nhưng kế hoạch này mới chỉ thực hiện ở một số ngành nghề công, quá trình diễn ra còn chậm chạp. Việc chuyển đổi số cần thực hiện quyết liệt hơn nữa, cụ thể hóa vẽ đường lối chính sách sao cho phù hợp với bối cảnh có nhiều yếu tố tác động tới xu hướng cạnh tranh trên cơ sở con người và máy móc. Chính phủ cần rà soát lại khả năng tiếp cận, đánh giá tính hiệu quả từng ngành nghề để đưa ra phương án thống nhất thực hiện từ các cấp Trung ương xuống địa phương. Đặc biệt quá trình này phải được nghiên cứu thực hiện theo ngành cả hai khu vực công và tư.

 

- Để chuyển đổi số đi vào từng ngành nghề, lĩnh vực, chúng ta cần những giải pháp gì, thưa ông?

 

Có 4 nội dung cốt lõi để chuyển đổi số sớm đến gần hơn các ngành nghề. Thứ nhất, phải thể chế số. Chính phủ cần có nhóm giải pháp tăng cường kết nối, củng cố về cơ sở hạ tầng. Đây là một trong các yếu tố tăng tốc đổi mới số hóa nền kinh tế, Vì hạ tầng cũng rất quan trọng, đối với các địa phương vùng sâu vùng xa, cần tăng cường cơ sở hạ tầng internet không dây, đảm bảo độ phủ rộng khắp nơi về đường truyền.

 

Thứ hai, về chính sách số, vai trò của Chính phủ phải xây dựng dữ liệu lớn (big data) trung tâm siêu máy tính, điện toàn đám mây, Internet vạn vật, sử dụng dữ liệu lớn hoặc trung tâm siêu máy tính áp dụng giải pháp điện toán đám mây an toàn, để thu thập và chia sẻ các dữ liệu phi cấu trúc,

 

Thứ ba, Mô hình ứng dụng còn khiêm tốn, thiếu đầu tư ở các lĩnh vực, trong đó chúng ta có thể sử dụng trong công nghệ số và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái công nghệ thông tin và truyền thông, cơ sở hạ tầng ICT. Vì công nghệ số được coi là đột phá chiến lược nhưng cũng xác định được vai trò của Nhà nước vai trò của thị trường về đề xuất cơ sở hành lang pháp lý có độ mở để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt xu hướng thay đổi của công nghệ.

 

Thứ tư, là vốn con người, trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, con người là trung tâm, bởi đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trước tiên phải bắt đầu trong hàng ngũ lãnh đạo, sau đó mới lan tỏa đến nhân viên. Quan trọng người lãnh đạo phải chấp nhận sự rủi ro, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được văn hoá số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và quá trình này cần thực hiện song hành ở cả hai khu vực công lẫn tư.

 

Thực tế hiện nay, khu vực tư mới chỉ tập trung trong những doanh nghiệp lớn, còn sự đầu tư vào lĩnh vực công nghệ lõi, công nghệ tiên phong liên về chuyển đổi số còn khá khiêm tốn. Cụ thể theo đánh giá của các nhà trường ở Việt Nam hiện nay đầu tư vào đổi mới công nghệ mới chiếm được 0,3% doanh thu, Ấn Độ 5%, Hàn Quốc 10%.

 

Vậy những rào cản nào khiến thực hiện chuyển đổi số còn chậm chạp thưa ông?

 

Rào cản lớn nhất là chính sách và kinh phí, muốn thực hiện chiến lược mang tầm quốc gia thì Nhà nước phải có chính sách rõ ràng cụ thể và cần có gói kích thích cho kinh tế số để thúc đẩy hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số. Về nguồn vốn, Nhà nước có thể thông qua kênh đầu tư công hoặc chính sách thu hút đồng tiền của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đổ vào chương trình chuyển đổi số, riêng ở lĩnh vực doanh nghiệp, kế hoạch này đã được thực hiện, tuy nhiên đồng tiền dành cho chuyển đổi số vẫn chưa được như kỳ vọng!

 

Pháp luật về chuyển đổi số hiện có theo kịp thực tiễn không, thưa ông?

 

Chuyển đổi số gắn liền với sáng tạo đổi mới, mang tính đột phá, phá vỡ quy trình cũ, ở góc độ vĩ mô các đổi mới có thể phá vỡ và vượt qua khuôn khổ pháp luật hiện hành.

 

Do vậy, các chính sách về chuyển đổi số cần liên tục sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Sự cứng nhắc và chặt chẽ tại các văn bản pháp luật có thể sẽ cản trở kế hoạch thực hiện đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên ngược lại, nếu pháp lý lỏng lẻo sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại đến doanh nghiệp và thị trường nếu bị lợi dụng đổi mới để trục lợi.

 

Xin cảm ơn ông!

  Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp