CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TÀI NĂNG
NGÀNH: KINH TẾ HỌC
1. Mục tiêu đào tạo
- Tuyển chọn và tạo điều kiện nhằm đào tạo các sinh viên ưu tú, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo sứ mệnh, tầm nhìn của Khoa Kinh tế là “Đến năm 2020, trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đạt chuẩn quốc gia; nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách kinh tế có uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Kinh tế học”.
- Tiếp cận chương trình tiên tiến của quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo các kiến thức thuộc ngành Kinh tế học, được coi là sự đột phá của trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM trong việc xây dựng đại học định hướng nghiên cứu.
- Đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học sẽ tạo ra những tiền đề, nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo các chuyên ngành Kinh tế nói chung, đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo chất lượng cao của ĐHQG – HCM.
- Chương trình đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học sẽ cung cấp cho xã hội những chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học có khả năng phản biện, tư vấn chính sách kinh tế cho chính phủ và doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
- Chương trình đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học cũng sẽ là cầu nối để trường Đại học Kinh tế - Luật mở rộng trao đổi, hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học khối ngành Kinh tế có uy tín ở các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
2. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Cử nhân tài năng có sự đặc trưng khác biệt so với chương trình đại trà, đó là:
- Thứ nhất, chuẩn đầu ra Anh văn cao hơn 100 điểm TOEIC. Đây là sự khác biệt lớn giúp sinh viên ra trường dễ tìm được việc làm hoặc tìm học bổng đi du học nước ngoài.
- Thứ hai, khả năng sử dụng các công cụ định lượng sâu và rộng hơn để phục vụ trong việc nghiên cứu và đánh giá chính sách cùng các hoạt động kinh tế khác.
- Thứ ba, nâng cao năng lực phản biện, cạnh tranh, hợp tác và tương tác trong hoạt động nhóm.
- Thứ tư, trong chừng mực nào đó rèn luyện được tư duy sáng tạo trong việc sử dụng các kiến thức đã học để tạo ra giải pháp mới cho vấn đề cũ và vận dụng giải pháp cũ cho vấn đề mới.
- Thứ năm, sinh viên phải hoàn thành các công tác xã hội gắn với ngành học và các hoạt động ngoại khóa.
3. Cơ hội nghề nghiệp
3.1 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân tài năng chuyên ngành Kinh tế học, sinh viên có khả năng làm việc độc lập, hiệu quả ở các cơ quan, tổ chức sau:.....
3.2 Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Cử nhân kinh tế tốt nghiệp Chương trình cử nhân tài năng chuyên ngành Kinh tế học có thể tiếp tục học sau đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc khối ngành Kinh tế.
4. Thời gian đào tạo: 4 năm
5. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ.
6. Quy trình tuyển chọn và quản lý sinh viên
6.1 Nguồn tuyển chọn
Sinh viên các lớp học của Chương trình cử nhân tài năng chuyên ngành Kinh tế học sẽ được tuyển chọn từ những sinh viên sau khi đã học xong năm thứ nhất các chuyên ngành kinh tế có điểm trung bình môn học tích lũy cuối năm thứ nhất từ 7,5 điểm trở lên (không tính điểm rèn luyện); không học lại các môn Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô và có trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 450 trở lên hoặc điểm trung bình tích lũy môn tiếng Anh đến thời điểm xét tuyển đạt tối thiểu 7.0.
6.2 Tổ chức tuyển chọn
- Ban điều hành đề án cấp Khoa thẩm định hồ sơ đăng ký dự tuyển.
- Trường hợp số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển đạt yêu cầu vượt quá chỉ tiêu tuyển chọn, ứng viên phải tham gia kỳ thi tuyển. Hình thức kỳ thi tuyển là trắc nghiệm kiến thức tổng quát hoặc tự luận hoặc vấn đáp. Ứng viên được tuyển chọn căn cứ vào kết quả thi tuyển và chỉ tiêu tuyển chọn.
- Ban điều hành đề án cấp Khoa tổ chức kỳ thi tuyển và chịu trách nhiệm về hình thức, nội dung đề thi.
- Quyết định công bố danh sách trúng tuyển chính thức do Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật ký và báo cáo về Ban chỉ đạo đề án cấp ĐHQG-HCM.
6.3 Sàng lọc và xét tuyển bổ sung
- Sinh viên tham gia chương trình đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học được sàng lọc trả lại- chương trình đại trà nếu không đạt yêu cầu và sinh viên ưu tú từ các lớp đại trà có nguyện vọng tham gia chương trình đào tạo Cử nhân tài năng được xét tuyển bổ sung.
Sàng lọc gồm 2 đợt được thực hiện vào cuối học kỳ IV và VI. Xét tuyển bổ sung gồm 1 đợt được thực hiện vào cuối học kỳ IV.
6.4 Sinh viên sẽ bị loại khỏi Chương trình đào tạo Cử nhân tài năng nếu vi phạm 1 trong các tiêu chí sau:
- Có điểm trung bình tích luỹ đến thời điểm sàng lọc dưới 7,5.
- Có điểm môn Anh văn dưới 7.
- Điểm rèn luyện tính tới thời điểm sàng lọc dưới 70.
- Vắng trên 20% số buổi học của bất kỳ môn học nào trong giai đoạn đào tạo tài năng.
6.5 Sinh viên thuộc chương trình đại trà được xét tuyển bổ sung vào chương trình đào tạo Cử nhân tài năng nếu có đầy đủ các điều kiện sau:
- Điểm trung bình tích lũy tính đến thời điểm xét tuyển bổ sung từ 7,5 trở lên.
- Không học lại các môn Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô.
- Có chứng chỉ TOEIC 450 hoặc tương đương hoặc điểm môn Anh văn tính đến thời điểm xét tuyển bổ sung không có học kỳ nào dưới 7.
- Điểm rèn luyện tính tới thời điểm xét tuyển bổ sung tối thiểu là 70.
6.6 Số lượng xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điều kiện về quy mô lớp học. Sinh viên hội đủ các điều kiện xét tuyển bổ sung có nguyện vọng tham gia Chương trình đào tạo Cử nhân tài năng phải thực hiện thủ tục đăng ký xét tuyển bổ sung trong thời hạn quy định.
6.7 Ban điều hành đề án cấp Khoa chịu trách nhiệm thực hiện công tác sàng lọc và xét tuyển bổ sung. Quyết định chuyển đổi sinh viên giữa chương trình tài năng và chương trình đại trà do Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật ký và báo cáo về Ban chỉ đạo đề án cấp ĐHQG-HCM.
7. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Phòng học được bố trí không quá 40 sinh viên/lớp cùng với trang bị đầy đủ các tiện nghi và phương tiện giảng dạy hiện đại: máy lạnh, máy chiếu, micro không dây, đường truyền Internet tốc độ cao… Phòng học thoáng mát và bố trí lớp học thuận lợi tạo điều kiện tương tác cao giữa giảng viên và sinh viên.
- Sinh viên chương trình cử nhân tài năng được ưu tiên sử dụng phòng máy tính, thư viện và các phòng thực hành mô phỏng…
- Sinh viên chương trình cử nhân tài năng được bố trí chỗ ở trong ký túc xá của ĐHQG-HCM.
- Sinh viên chương trình cử nhân tài năng được trang bị phòng tự học, được hỗ trợ kinh phí mua sách tham khảo, giáo trình hàng năm từ ngân sách của chương trình.
- Ưu điểm nổi bật của Chương trình cử nhân tài năng so với Chương trình đại trà cùng chuyên ngành là lớp học nhỏ, tạo ra cơ hội tương tác trao đổi ý tưởng giữa các thành viên thông qua thảo luận, tranh luận, thuyết trình, làm việc nhóm. Bên cạnh đó, sinh viên được hướng dẫn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, giỏi cả về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm.
8. Hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học
- Trường và Khoa sẽ trang bị cho sinh viên chương trình cử nhân tài năng về phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp trình bày và lập luận thông qua môn học Kỹ năng nghiên cứu luật và lập luận.
- Trường và Khoa sẽ phân công giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của giảng viên. Trong các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên khuyến khích sinh viên Lớp cử nhân tài năng tham gia.
- Theo yêu cầu chung của chương trình cử nhân tài năng, hàng năm sinh viên phải thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học với quy mô nhỏ dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Hoạt động này được tài trợ trong khuôn khổ kinh phí đề án. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện dưới dạng bài báo khoa học của sinh viên, một đề tài nghiên cứu sinh viên tự đề xuất (hoàn thành và trình bày trước lớp trong khuôn khổ báo cáo nghiên cứu khoa học...) hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên.
- Hằng năm Khoa sẽ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề phục vụ cho việc học chuyên ngành của sinh viên chương trình cử nhân tài năng.
- Toàn bộ kinh phí cho nghiện cứu khoa học của sinh viên chiếm khoảng 10% kinh phí được giao.
9. Chi tiết chương trình đào tạo
- Khóa 13 : xem tại đây
- Khóa 14: xem tại đây
- Khóa 15 : xem tại đây