Hội thảo góp ý đề án: “Phát triển kinh tế liên kết tiểu vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững"

Với mục tiêu nhận thêm các góp ý và hoàn thiện các chuyên đề phục vụ cho nghiên cứu đề án, ngày 18/11/2020, Trường Đại học Kinh tế - Luật phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo góp ý đề án:“Phát triển kinh tế liên kết tiểu vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững”.

Mục tiêu của Đề án là nhằm làm rõ thực trạng, điểm xuất phát thấp của tiểu vùng Bán đảo Cà Mau (tiểu vùng) và những yêu cầu cấp thiết của phát triển nhanh và bền vững (PTN&BV) tiểu vùng, tạo ra những đột phá phát triển mới; Phân tích các cơ sở cho việc đề xuất cơ chế đặc thù cho PTN&BV của tiểu vùng gắn với phát triển liên kết kinh tế; Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp có tính đột phá, đặc thù, trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề liên kết kinh tế của tiểu vùng.

Đến tham dự Hội thảo, về phía Ban Kinh tế Trung ương có: PGS TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban,  Ông Phạm Hồng Hải – Phó Vụ Trưởng phụ trách, Vụ Kinh tế Vùng và Địa phương; về phía tổ chức Hợp tác phát triển Đức có Ông Tim McGrath, Giám đốc chương trình Thoát nước và Chống ngập Đô thị, Ứng phó với Biến đổi khí hậu (FPP), Trưởng nhóm Liên kết vùng; về phía Trường Đại học Kinh tế - Luật có PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trường nhà trường - Trưởng nhóm tư vấn và PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Đồng thời, Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở ban ngành của 3 địa phương Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; các cán bộ, chuyên gia cao cấp của GIZ, Ban Kinh tế Trung ương và các chuyên gia tư vấn của 3 nhóm chuyên đề.


                                                                              Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết Trường Đại học Kinh tế - Luật luôn chú trọng đến trách nhiệm xã hội trong việc đóng góp cho quá trình phát triển của đất nước thông qua các hoạt động nghiên cứu ứng dụng phối hợp với các cơ quan, tổ chức và địa phương. Các đề án trong hội thảo tập trung vào ba nội dung chính: các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và đề xuất các giải pháp liên kết phát triển kinh tế xã hội, phát triển tiểu vùng bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về kinh tế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững; thứ hai là phát triển kinh tế biển của tiểu vùng kinh tế Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững; xây dựng các giải pháp thúc đẩy dịch vụ logistics cho sự phát triển nhanh và bền vững trong nông nghiệp cho tiểu vùng bán đảo Cà Mau.

Tại hội thảo, các chuyên gia tư vấn đại diện các nhóm chuyên đề đã trình bày các báo cáo:
- Báo cáo chuyên đề:“Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp liên kết phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững"
- Báo cáo chuyên đề:“Phát triển kinh tế biển tiểu vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững" 
- Báo cáo chuyên đề:“Xây dựng giải pháp thúc đẩy dịch vụ logistics cho sự phát triển nhanh và bền vững trong nông nghiệp cho tiểu vùng Bán đảo Cà Mau"

Sau khi nghe các báo cáo chuyên đề,, đại diện các địa phương đã đưa ra những ý kiến, đóng  ý kiến về đề án và thảo luận các nội dung liên quan về lựa chọn cơ chế và tổ chức điều phối liên kết tiểu Vùng.
    
Một số hình ảnh tại Hội thảo:










Đại diện lãnh đạo các sở ban ngành của 3 địa phương Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đóng góp ý kiến cho các đề án


                       PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tổng kết Hội thảo


                        PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tặng hoa chúc mừng
                                                                 ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đến UEL


                          Đại diện lãnh đạo các địa phương tặng hoa chúc mừng nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11


                                                          UEL và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức chụp ảnh lưu niệm


                                                          Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp hình lưu niệm

Đề án nghiên cứu: “Phát triển kinh tế tiên kết tiểu vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế
                                                      đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững”

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương thuộc tiểu Vùng Bán đảo Cà Mau dựa trên sự liên kết, các cơ chế đặc thù, cũng như đáp ứng đề xuất của các địa phương, Ban Kinh tế TW đã ban hành Kế hoạch số 348 - KH/BKTTW ngày 19 tháng 3 năm 2019 về việc triển khai Đề án nghiên cứu: “Phát triển kinh tế tiên kết tiểu vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù nhằm phát triển nhanh và bền vững”.

Trên cơ sở Kế hoạch này, được sự phân công của Ban Kinh tế Trung ương và sự hỗ trợ từ phía Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ ), nhóm tư vấn dưới sự chủ trì của Tư vấn trưởng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc ĐHQG-HCM đã triển khai thực hiện đề án trải qua 2 giai đoạn với những nội dung như sau:

Giai đoạn 1 : Nhóm tư vấn cùng với sự hỗ trợ của GIZ đã phỏng vấn, khảo sát ý kiến của các lãnh đạo
(Ủy ban Nhân dân, các Sở, ban ngành ) của các tỉnh : Cà Mau , Bạc Liêu , Sóc Trăng về các nội dung và những vấn đề trọng tâm trong các lĩnh vực liên kết tại 3 địa phương.

Giai đoạn 2: Trên cơ sở đề xuất các vấn đề trọng tâm, Tư vấn trưởng cùng với sự hỗ trợ của GIZ và thống nhất của các địa phương đã đề xuất nhân sự 3 nhóm chuyên gia thực hiện chuyên đề với nội dung như trên. Thông qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, 3 nhóm 1 chuyên gia đã hoàn thành báo cáo, gửi cho Tư vấn trường và GIZ.

Trên cơ sở này, Tư vấn trường đã tổng hợp các ý kiến chắt lọc để xin ý kiến của các bên liên quan nhằm có cơ sở để hoàn thành đề án tổng thể và đưa ra những ý kiến tư vấn phù hợp trong thúc đẩy kinh tế tiểu vùng dựa trên đột phá về cơ chế đặc thù và thúc đẩy liên kết nhằm phát triển nhanh và bền vững Với mục tiêu nhận thêm các góp ý, hoàn thiện các chuyên đề phục vụ cho nghiên cứu để ánt húc đẩy kinh tế tiểu vùng dựa trên đột phá về cơ chế đặc thù và thúc đẩy liên kết nhằm phát triển nhanh và bền vững