Hội thảo khoa học quốc tế “Nữ quyền, Giới và Pháp luật”

Hội thảo khoa học quốc tế “Nữ quyền, Giới và Pháp luật” được tổ chức vào ngày 29/10/2021, là một hoạt động trọng tâm của Dự án “Giới thiệu Lý thuyết Pháp luật Nữ quyền tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” do UEL và Tổ chức Rosa-Luxemburg Đông Nam Á phối hợp thực hiện.

 

Phụ nữ trong thời đại ngày nay đã khẳng định vai trò và các đóng góp to lớn của mình trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học,… đến chăm sóc gia đình và phát triển cá nhân. Các chính sách về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ là những yếu tố được nhắc đến như một thước đo cho tiến bộ xã hội và điều kiện phát triển cho giới nữ. Bên cạnh đó, với tư cách là một hiện tượng xã hội, luật nói chung đã được định nghĩa và phát triển từ lâu để thúc đẩy và duy trì mối quan hệ quyền lực, bao gồm cả mối quan hệ về giới trước khi phụ nữ bắt đầu thực hiện các vai trò xã hội và tham gia xây dựng luật. 

 

Hội thảo được phát trực tiếp trên Fanpgage của UEL thu hút được sự quan tâm,

    theo dõi của sinh viên trong và ngoài Trường cung cùng nhiều người quan tâm khác

 

  Lý thuyết Pháp luật Nữ quyền không chỉ phản ánh các vấn đề bình đẳng giới hoặc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Lý thuyết này còn là một nhận thức luận về vai trò và quan điểm nữ giới trong xây dựng và áp dụng pháp luật. Ở đây, những nhà nghiên cứu luật học theo đuổi lý thuyết nữ quyền phải đào phá các lĩnh vực pháp luật dưới lăng kính nhận thức của người phụ nữ, và đặt ra câu hỏi liệu quan điểm gia trưởng có đang ấn định các khái niệm và quy chuẩn vào pháp luật hay không. Đi vào cấu trúc nội tại của pháp luật, vấn đề cân bằng quyền lợi giữa nam giới và phụ nữ sẽ tiến thêm một bước mới và góp phần vào tiến trình công bằng xã hội. 

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết dự án “Giới thiệu Lý thuyết Pháp luật Nữ quyền tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” có bốn mục tiêu:

 

Xây dựng năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho giảng viên, các nhà nghiên cứu tại UEL và các trường luật ở Việt Nam về phương pháp tiếp cận nữ quyền đối với pháp luật thông qua hoạt động toạ đàm và hội thảo quốc tế;

 

Thúc đẩy lý thuyết pháp lý nữ quyền thông qua hội thảo quốc tế về Nữ quyền, Giới và Luật do UEL tổ chức với sự tham gia của các học giả và các nhà hoạch định chính sách;

 

Bổ sung tài liệu nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên và sinh viên ngành luật thông qua việc cung cấp cho thư viện UEL các đầu sách học thuật và tiến hành dịch một quyển sách sang tiếng Việt để phổ biến lý thuyết pháp luật nữ quyền rộng rãi;

 

Nâng cao nhận thức về nữ quyền, giới và pháp luật thông qua hoạt động truyền thông về hội thảo và toạ đàm.

 

Trong phát biểu khai mạc, Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN Việt Nam) thông tin rằng Hội LHPN Việt Nam xác định việc nghiên cứu áp dụng lý thuyết pháp luật nữ quyền để phân tích, đánh giá và phát hiện các khoảng trống về giới trong các quy định của pháp luật, đề xuất các giải pháp nhằm mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội là một trong những ưu tiên của Hội LHPN Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, các vấn đề giới có liên quan đến hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nên việc lồng ghép các vấn đề giới với các chương trình, dự án hoạt động, quyết định chính sách áp dụng quan điểm pháp luật nữ quyền rất cần thiết và phù hợp. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, áp dụng quan điểm pháp luật nữ quyền hướng tới đáp ứng nhu cầu giới, các đối tượng hưởng lợi sẽ tạo ra dòng chảy chủ đạo về giới.

 

  Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Ông Philip Degenhardt – Giám đốc khu vực Tổ chức Rosa-Luxemburg-Stiftung Đông Nam Á

 phát biểu chào mừng Hội thảo

 

  Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp, Hội thảo khoa học quốc tế “Nữ quyền, Giới và Pháp luật” được tổ chức trực tuyến với 06 phiên thảo luận. Các phiên thảo luận được Viện sĩ PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh điều phối và tổng kết. Các phiên thảo luận theo chủ đề này cũng là nơi các học giả cùng trao đổi chuyên sâu, với các bài trình bày có hàm lượng khoa học cao và đóng góp ấn tượng cho luật học, cụ thể về các phiên như sau:

 

- Phiên 1: Bạo lực đối với phụ nữ và quấy rối tình dục,

 

- Phiên 2: Các quyền của phụ nữ trong luật tư;

 

- Phiên 3: Cách tiếp cận của nữ giới trong giải quyết tranh chấp;

 

- Phiên 4: Lý thuyết pháp luật Nữ quyền và Giới;

 

- Phiên 5: Bình đẳng giới với các nhóm dễ bị tổn thương;

 

- Phiên 6: Sự tham gia của phụ nữ.

 

Chủ đề của các phiên thảo luận trải dài từ lý thuyết pháp luật nữ quyền và trào lưu giới trong nghiên cứu khoa học, sự tham gia của phụ nữ, tiếp cận bình đẳng giới đối với nhóm yếu thế đến bạo lực đối với phụ nữ và quấy rối tình dục, tiếp cận nữ quyền trong giải quyết tranh chấp và quyền phụ nữ trong luật tư.

 

Phiên thảo luận 1 do GS.TS Nguyễn Ngọc Xuân Thảo, Giám đốc Trung tâm Sở Hữu Trí Tuệ và Đổi mới sáng tạo,

Khoa Luật Robert H. McKinney, Trường Đại học Indiana (Mỹ) điều phối

 

Phiên thảo luận 2 với nội dung về các quyền của phụ nữ trong luật tư do PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung,

                                                                        Trưởng Khoa Luật điều phối

 

TS Lê Nguyễn Gia Thiện - Phó trưởng Khoa Luật điều phối phiên thảo luận 3

 

  Phiên 4 về Lý thuyết pháp luật Nữ quyền và Giới do TS Dương Kim Anh,

Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam điều phối

 

Phiên thảo luận được điều phối bởiTS Đào Gia Phúc - Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh

 

TS Trịnh Thục Hiền - Phó Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh điều phối thảo luận phiên 6

  Hội thảo khoa học quốc tế “Nữ quyền, Giới và Pháp luật” nhận được sự ủng hộ của các học giả hàng đầu về

thuyết pháp luật nữ quyền. Các diễn giả chính của hội thảo đến từ các quốc gia Anh, Mỹ, Úc và Việt Nam. Một số bài

viết chọn lọc gửi đến hội thảo sẽ được đăng trên Số đặc biệt của Chuyên san Kinh tế - Luật – Quản trị thuộc tạp chí

Phát triển Khoa học và Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM.

 

Là một trường đại học nghiên cứu, Trường Đại học Kinh tế - Luật luôn kiến tạo một môi trường học thuật cởi mở và đa dạng cho giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên đại học, sau đại học, và nghiên cứu sinh. Với sự hợp tác của Tổ chức Rosa-Luxemburg, Trường Đại học Kinh tế - Luật cùng chia sẻ các giá trị chung và Dự án Lý thuyết Pháp luật Nữ quyền được khởi xướng từ niềm cảm hứng với di sản của nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa, nhà nữ quyền người Đức Rosa Luxemburg.

 

Trước đó, Toạ đàm “Lý thuyết pháp luật nữ quyền” cũng đã được tổ chức vào ngày tháng 6/2021 tại UEL bằng hình thức trực tuyến. Đây là hoạt động tiền đề chuẩn bị cho Hội thảo quốc tế “Nữ quyền, Giới và Pháp luật”. Tọa đàm đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều học giả trong lĩnh vực luật học và giới. Tại tọa đàm này, diễn giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học trên toàn quốc đã cùng nhau thảo luận, trao đổi về cơ hội, thách thức trong việc hiểu và sử dụng lý thuyết này trong nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu dưới lăng kính nữ quyền. 

  Thực hiện: CCA

Thông tin trên báo chí:

- Báo Pháp luật TP.HCM, xem TẠI ĐÂY

- Đài truyền hình TP.HCM, xem TẠI ĐÂY