Kỷ niệm 204 năm ngày sinh Karl Marx - Một trong ba nhà kinh tế vĩ đại nhất nhân loại (05/5/1818 - 05/5/2022)

        Karl Heinrich Marx (5/5/1818 – 14/3/1883) là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Marx được đánh giá là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử loài người. Ông được coi là một trong những "kiến trúc sư chính của khoa học xã hội hiện đại".
 

Karl Heinrich Marx (1818 - 1883)

 

        Các Mác (Karl Marx) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein. Trier là một thành phố cổ của Đức, thời Trung cổ, Trier là thủ đô của một công quốc tôn giáo lớn, nơi cư trú của đại giáo chủ xứ Trier. Tuy vậy, Trier không nằm ngoài phong trào xã hội sôi động ở nước Đức và cuộc sống yên tĩnh của thành phố này cũng bộc lộ những mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa dân nghèo thành thị với thiểu số tầng lớp thị dân giàu có.

 

Tiểu sử

 

Karl Marx là nhà triết học và lý luận chính trị vĩ đại người Đức ở thế kỷ 19, là nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Từ nhỏ, Karl Marx nổi tiếng là một đứa trẻ giỏi toàn diện, đặc biệt nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo, Marx cũng tỏ ra có năng lực về toán học.

 

 

Năm 1835, Karl Marx theo học trường Đại học Tổng hợp Berlin. Ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ ông bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Vào năm 1841, khi mới 23 tuổi, Marx nhận được bằng Tiến sĩ triết học.

 

 

Năm 1842, Karl Marx lần đầu tiên gặp gỡ Friedrich Engels. Và sau nhiều cuộc nói chuyện cởi mở từ những cuộc gặp gỡ này hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả vấn đề lý luận và thực tiễn.

 

 

Năm 1844 Marx viết Bản thảo kinh tế - triết học thực chất là phôi thai của những tư tưởng hết sức quan trọng mà sau này được phát triển một cách khoa học trong Bộ Tư bản.

 

 

Một số tác phẩm nổi tiếng viết chung của Karl Marx và Friedrich Engels như: Gia đình thần thánh (1845); Hệ tư tưởng Đức (1845-1846); Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1845).

 

 

Đặc biệt với Bộ Tư bản (1867), Karl Marx đã vạch rõ quy luật giá trị thặng dư dưới hình thái giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối; và quy luật giá trị với tư cách là quy luật chung của nền sản xuất hàng hoá được phát triển trong quy luật cung và cầu, trong những quy luật của lưu thông tiền tệ, v.v… Trong kết luận của Bộ Tư bản, Marx nêu lên sự tất yếu phải thủ tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thay thế nó bằng một hình thái tổ chức cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

 

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại

  • Là một trong ba nhà kinh tế vĩ đại nhất nhân loại (cùng với A.Smith, J.M. Keynes)

 

  • Tên tuổi của ông cùng với Friedrich Engels đi vào lịch sử như những người sáng lập ra Chủ nghĩa Cộng sản khoa học.

  • Tác phẩm nổi bật nhất: Bộ Tư bản (1867).

 

Câu nói nổi bật: The philosophers have only interpreted the world, in various ways; the point is to change it.

 

        Tên tuổi của Các Mác cùng với Phriđơrich Ăngghen mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.

 

        Là nhân vật tiêu biểu, danh nhân trong lĩnh vực Kinh tế chính trị và thể theo nguyện vọng của giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Kinh tế - Luật, tượng của Karl Marx đã được trang trọng đặt tại Vườn tượng danh nhân trong khuôn viên Trường.

 

CCA tổng hợp