Kỷ niệm 579 năm ngày sinh Danh nhân Luật Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là hoàng đế thứ năm nhà Hậu Lê. Ông được xem là hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ của vua Lê Thánh Tông được xem là thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung và thời kỳ Hậu Lê nói riêng với tên gọi “Hồng Đức Thịnh Thế”. 

 

Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, soạn định lại, xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh được gọi là Quốc Triều Hình Luật (tên gọi dân gian là Bộ luật Hồng Đức). 

Quốc Triều Hình Luật gồm 6 quyển, 13 chương với 722 điều (1). Bộ luật đã tổng hợp nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống kèm theo các hình phạt cụ thể khi vi phạm. Trong đó, các quan hệ dân sự được đề cập nhiều nhất là các lĩnh vực quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất… Quốc Triều Hình Luật bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi giai cấp phong kiến, đồng thời củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng. Bộ luật cũng có những điểm tiến bộ không thể phủ nhận. Một trong số đó là cải thiện địa vị người phụ nữ trong xã hội phong kiến và công nhận một số quyền của người phụ nữ (2). Ngoài ra, chính sách trọng nông cũng được duy trì và đề cao. 

Là nhân vật tiêu biểu, danh nhân trong lĩnh vực luật và thể theo nguyện vọng của giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Kinh tế - Luật, tượng của Ông đã được trang trọng đặt tại Vườn tượng danh nhân trong khuôn viên Trường

Thực hiện: Khoa Luật tổng hợp


(1) An Chi, Vua hiền có Lê Thánh Tông…, https://nhandan.vn/van-nghe/vua-hien-co-le-thanh-tong-279840,

truy cập ngày 27/7/2021.

(2) Tạp chí Xưa và Nay, Quyền lợi của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức, truy cập ngày 27/7/2021.