Thư mời viết bài tham dự Hội thảo "Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập quốc tế”

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cá nước. Từ khi được thành lập đến nay, Vùng luôn đóng một vị trí quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, đặt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cần có sự liên kết chặt chẽ nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, cụm ngành. 

Trước yêu cầu cấp thiết trên, tháng 05/2019, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Trường Đại học Kinh tế - Luật thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:“Liên kết ngành công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập quốc tế” (Đề tài NCKH B - ĐHQG). Trong khuôn khổ triển khai thực hiện đề tài, Trường Đại học Kinh tế - Luật phối hợp cùng Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG-HCM (IBT) và Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam bộ, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề:“Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập quốc tế”. 


1. Nội dung của Hội thảo tập trung thảo luận vào các nội dung chính sau: 

Thứ nhất, cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp Vùng và liên kết ngành công nghiệp Vùng: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế.

Thứ hai, thực trạng phát triển ngành công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập quốc tế. 

Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, công nghiệp gỗ, công nghiệp giày da,...) tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Cơ sở lý thuyết, thực trạng, bằng chứng thực nghiệm và các khuyến nghị.

Thứ tư, liên kết Vùng một số ngành công nghiệp chủ lực công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, công nghệp gỗ, công nghiệp giày da,...) tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Cơ sở lý thuyết, thực trạng, bằng chứng thực nghiệm và các khuyến nghị.

Thứ năm, những hạn chế, bất cập trong phát triển các ngành công nghiệp chủ lực tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thứ sáu, những hạn chế bất cập trong liên kết phát triển các ngành công nghiệp chủ | lực Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Thứ bảy, vai trò của tứ giác kinh tế (Thành phố HCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Dương) trong liên kết phát ngành công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Thứ tám, đề xuất các mô hình và giải pháp cho phát triển liên kết ngành công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 

 Thứ chín, thể chế và các điều kiện cho phát triển liên kết ngành công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Ban tổ chức trân trọng kính mời quý học giả, các nhà nghiên cứu có quan tâm đến các nội dung hội thảo xin gửi tham luận về Ban tổ chức Hội thảo. 

Những tham luận được Ban nội dung và Hội đồng phản biện thông qua sẽ được biên tập và đăng trong kỷ yếu Hội thảo có chỉ số ISBN do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM ban hành. 

2. Các mốc thời gian viết bài tham luận cho Hội thảo 

Thời hạn nộp toàn văn tham luận:15/07/2021

Thời hạn Ban biên tập phản hồi các tác giả : 25/07/2021 

Thời gian tác giả hoàn thành chỉnh sửa theo góp ý và gửi về Ban tổ chức: 25/07/2021-31/07/2021 

3. Thời gian và Địa điểm tổ chức hội thảo (dự kiến)

  Thời gian : ngày 12/08/2021

Địa điểm : Trường Đại học Kinh tế - Luật 

4. Quy cách bài tham luận 

  Bài gửi tham dự Hội thảo bằng tiếng Việt và chưa từng được công bố trên mạng hay bất cứ tạp chí hoặc sách xuất bản trong và ngoài nước. 

- Bài gửi được đánh máy vi tính trên một mặt giấy khổ A4 (210 x 297 mm), font chữ Times New Roman (Unicode), cỡ chữ 13, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,5 cm (kể cả hình vẽ). Mỗi bài cần gửi đến Ban tổ chức Hội thảo file đính kèm, tối thiểu 10 trang và tối đa không quá 15 trang (kể cả tài liệu tham khảo, quy cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn APA). 

- Tên file: Tên tác giả đơn vị công tác.doc 

- Bài tham luận vui lòng gửi về Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM , địa chỉ email: htlkv@uel.edu.vn. 

5. Thông tin chi tiết về Hội thảo xin vui lòng liên hệ: 

ThS Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Kinh tế - Luật : số điện thoại 091201736 địa chỉ email: tuanna@uel.edu.vn. 

  Xem thêm toàn văn Thư mời TẠI ĐÂY