UEL và VNUHCM-IBT công bố nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần thứ 4”

Ngày 06/9/2021, nhóm nghiên cứu do Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) – Đại học Quốc gia TP.HCM chính thức công bố kết quả nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần 4”. Trong đó có nội dung liên quan đến các chính sách phục hồi kinh tế tại TP.HCM khi kết thúc giãn cách.


Theo đó, nghiên cứu này dựa trên hai giả định:

 

Thứ nhất là TP.HCM và các tỉnh giáp ranh cơ bản kiểm soát được Covid-19 lần 4 trong tháng 9/2021 để có thể quay trở lại hoạt động ở điều kiện “bình thường mới” trong tháng 10.

 

Thứ hai là vaccine sẽ tiếp tục được triển khai trên diện rộng để đến đầu quý 4/2021 đạt độ bao phủ 70% - 80% người dân cư ngụ tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh được tiêm đủ 02 mũi. Đến tháng 12/2021, cơ bản 70%-80% người dân Việt Nam được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi.

 

  Nghiên cứu nhận định rằng, kinh tế TP.HCM đã chịu tổn thất nghiêm trọng trong thời gian giãn cách: tổn thất lớn của cá nhân, hộ gia đình; lao động, việc làm suy giảm mạnh; doanh nghiệp kiệt quệ tài chính. 

Nhóm nghiên cứu đưa ra ba kịch bản ước tính tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách năm 2021 của TP.HCM, ước tính cho thấy khả năng tăng trưởng suy giảm và cân đối ngân sách sẽ vô cùng căng thẳng. 

Các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế - Luật cho rằng nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước, tỷ lệ thất nghiệp của TP.HCM và khu vực phía Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và đánh giá rằng tốc độ phục hồi kinh tế của TP.HCM phụ thuộc lớn vào tốc độ, quy mô của động lực hỗ trợ từ Chính phủ và TP.HCM.

Báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra, để chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả tức thời, cần đặt mục tiêu ưu tiên tốc độ hỗ trợ, chấp nhận một sự sai lệch nhất định ở đối tượng thụ hưởng.

Các gói hỗ trợ tập trung vào hai hướng. Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp cho tổng cầu bằng cách cắt giảm thuế, tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ việc làm, chi hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội. Thứ hai, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, hạn chế đóng cửa/phá sản, chia sẻ chi phí, bảo lãnh và cho vay, cung cấp dòng vốn chi phí thấp. 

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho rằng chính sách hỗ trợ cần hướng đến các mục tiêu sau:

Về an sinh xã hội: Đảm bảo an sinh xã hội cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp gặp tổn thương nghiêm trọng; Hỗ trợ dài hạn cho hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học gặp tổn thương đặc biệt nghiêm trọng; Gia tăng khả năng có việc làm, tự ổn định thu nhập của đối tượng yếu thế;

Về sản xuất kinh doanh: Khắc phục hậu quả đứt gãy sản xuất, ổn định chuỗi cung ứng, tăng tính liên kết vùng; Hỗ trợ thanh khoản, nợ vay có chi phí thấp; Chia sẻ gánh nặng chi phí của doanh nghiệp; Hạn chế sa thải lao động; Kích cầu, kích đầu tư, ổn định và phát triển thị trường; Gia tăng khả năng tự phục hồi của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp.

Về ngân sách nhà nước: Kiến tạo nguồn ngân sách kịp thời để đẩy nhanh đầu tư công và triển khai kịp thời các gói hỗ trợ có quy mô đủ lớn; Giữ ổn định nhịp tăng trưởng, góp phần cân đối ngân sách theo hướng tích cực trong năm 2022.

  Ngoài ra, trong nghiên cứu, các chuyên gia đã phân tích, làm rõ những đề xuất có nội dung kiến tạo nguồn ngân sách, động lực từ hỗ trợ của TP.HCM và động lực từ hỗ trợ của Chính phủ. 

Các chuyên gia của VNUHCM-IBT cho rằng, vai trò và vị trí của nền kinh tế TP.HCM đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước là rất quan trọng do đó sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách trung ương cần đóng vai trò then chốt, bao gồm cả các hỗ trợ tức thời trong ngắn hạn và các hỗ trợ mang tính cấu trúc khi kết thúc giãn cách và tiếp tục kéo dài trong trung hạn. 

Để kiến tạo phục hồi kinh tế TP.HCM, nhóm nghiên cứu đề xuất Quốc hội, Chính phủ áp dụng cơ chế đặc thù để kiến tạo động lực cho TP.HCM nhằm giúp quá trình hồi phục kinh tế của TP.HCM diễn ra nhanh nhất có thể, tạo tác động lan tỏa kéo theo tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Nam và cả nước. 

Giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ trong điều kiện lãi suất trái phiếu chính phủ đang ở mức thấp và chuyển giao nguồn vốn này cho TP.HCM sử dụng với trách nhiệm trả lãi vay là có tính khả  thi và đem lại hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, từ năm ngân sách 2022, kiến nghị Trung ương cho phép tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM từ 18% lên 23% và cho phép nâng trần nợ công của TP.HCM để có thể phát hành trái phiếu chính quyền đô thị, giúp TP.HCM có đủ nguồn lực cho đầu tư phát triển.  

Song song với chính sách từ trung ương, TP.HCM cần thiết phải kiến tạo động lực thông qua gói hỗ trợ tái tạo việc với đề xuất hỗ trợ 25% lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp duy trì đạt ngưỡng tỷ lệ lao động, thiết lập chương trình kích cầu mới trên cơ sở chương trình hỗ trợ lãi suất đã rất thành công từ nhiều năm qua, xây dựng chợ đầu mối trực truyến, nâng cao năng lực hệ thống y tế, chú trọng đến tốc độ chuyển đổi số và gia tăng sự bền vững trong liên kết vùng cùng với các chính sách hỗ trợ mang tính tức thời cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp bị tổn thương nặng trong giai đoạn giãn cách. Quy mô gói hỗ trợ của TP.HCM khoảng 22.300 tỷ đồng tương đương 1,7% GRDP của TP.HCM.

Trên phạm vi cả nước, nghiên cứu đã đề suất các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ tái tạo việc làm, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá với các phương án khác nhau có quy mô tối thiểu 120.000 tỷ đồng và tối đa có thể lên đến 250.000 tỷ đồng (4% GDP).

Nhóm nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò điều phối chính sách phục hồi kinh tế phải gắn đồng bộ với các chính sách khác như an sinh xã hội, y tế,  phòng chống dịch, tiêm vacxin, lao động - việc làm, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo,… để đạt được sự thống nhất xuyên suốt, cả trong nhận thức và thực thi từ chính quyền cấp phường/xã, quận huyện cho đến cấp thành phố, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Theo nhóm nghiên cứu, đảm bảo được tính nhất quán của các chính sách thậm chí còn có tầm quan trọng hơn so với các chính sách hỗ trợ khẩn cấp.

“Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần thứ 4” là nghiên cứu thể hiện vai trò, trách nhiệm xã hội của UEL với tư cách là trường thành viên của ĐHQG-HCM trong việc đóng góp những đề xuất hữu ích đối với cộng đồng, doanh nghiệp, tư vấn và phản biện các chính sách vĩ mô của nhà nước cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Thời gian vừa qua, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của UEL đã thực hiện, đóng góp các thông tin, kết quả nghiên cứu, trao đổi, tư vấn, chia sẻ liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đến với xã hội qua hàng loạt bài viết phản biện xã hội thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, pháp luật,… Trong đó từ ngày 03/8 đến 03/9/2021 khi đang trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần 4”, các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu của UEL và VNUHCM-IBT đã tham gia viết bài, trả lời phỏng vấn phản biện các vấn đề đóng góp cho chính sách kinh tế của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung qua các bài viết: 

1. Bài viết "Đến lúc tính chuyện 'mở cửa' kinh tế TP.HCM: Kéo dài phong tỏa gây tổn thất lớn" đăng trên Báo Thanh Niên ngày 03/9/2021

2. Bài viết "Hỗ trợ doanh nghiệp tái tạo việc làm và dòng tiền vào" đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 03/9/2021

3. Bài viết "Chính sách hậu đại dịch cho một số ngành ở Việt Nam" đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 03/9/2021

4. Bài viết "Tái khởi động kinh tế TP HCM sau dịch" đăng trên Báo Người lao động ngày 03/9/2021

5. Bài viết "Liên kết vùng: Giải pháp có thể ‘biến nguy thành cơ’ để thúc đẩy phát triển kinh tế"  đăng trên Website Chinhphu.vn ngày 27/8/2021

6. Bài viết "Liên kết vùng, ngành: Yếu tố quan trọng để thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ" đăng trên Báo Chính Phủ ngày 26/8/2021

7. Bài viết "Nên có gói hỗ trợ về giáo dục" đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày13/8/2021

8. Bài viết "Thiết kế gói kích thích quy mô đủ lớn"  đăng trên Báo Sài gòn Đầu tư Tài chính ngày 09/8/2021

9. Bài viết "Đại dịch và tương lai của thanh toán số" đăng trên Báo Sài gòn Đầu tư Tài chính ngày 03/8/2021 

10. Bài viết "Các nước kích thích số cho nền kinh tế trong đại dịch như thế nào?" đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 04/8/2021 

11. Bài viết "Thấy gì từ báo cáo di chuyển cộng trong dịch Covid-19 tại Việt Nam?" đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 03/8/2021

12. Bài viết "Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp, người dân của Bộ Tài chính là hết sức kịp thời" đăng trên Tạp chí Tài chính Online ngày 15/8/2021

13. Bài viết " Dữ liệu – vũ khí liên ngành giúp kiểm soát Covid-19" đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 09/9/2021

Ngoài các bài viêt trên, Trường Đại học Kinh tế - Luật còn có những bài viết phản biện xã hội liên quan đến dịch bệnh Covid-19 do các chuyên gia, nhà khoa học của UEL thực hiện, mời thầy cô và các bạn theo dõi tại các kênh sau:

 

Để nhận kết quả nghiên cứu "Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần thứ 4" quý thầy cô vui lòng đăng ký tại: Phiếu đăng ký nhận kết quả nghiên cứu

 

======

  Các thông tin chi tiết về báo cáo "Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần thứ 4", xin vui lòng liên hệ:
TS Phạm Thị Thanh Xuân - Thư ký khoa học, Giảng viên Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM)
      Email: xuanptt@uel.edu.vn

Các vấn đề liên quan đến truyền thông, bản kết quả báo cáo vui lòng liên hệ
Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh
Email: media@uel.edu.vn

 

  Thông tin trên báo chí:

  1. Báo điện tử Zing News (ngày 06/9) xem TẠI ĐÂY
  2. Báo điện tử VnEXpress: xem TẠI ĐÂY
  3. Báo Tuổi Trẻ: xem TẠI ĐÂY
  4. Báo Thanh Niên: xem TẠI ĐÂY
  5. Báo Sài Gòn Giải phóng: xem TẠI ĐÂY
  6. Báo Người Lao động (ngày 06/9): xem TẠI ĐÂY
  7. Báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính: xem TẠI ĐÂY
  8. Báo Phụ nữ TP.HCM: xem TẠI ĐÂY
  9. Báo Dân trí: xem TẠI ĐÂY
  10. Báo Quốc tế: xem TẠI ĐÂY
  11. Trang thông tin ĐHQG-HCM:  xem TẠI ĐÂY
  12. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online: xem TẠI ĐÂY
  13. Tạp chí Đầu tư Tài chính: xem TẠI ĐÂY
  14. Tạp chí Thương hiệu và Công luật:  xem TẠI ĐÂY
  15. Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp: xem TẠI ĐÂY
  16. Tạp chí Hải quan Online: xem TẠI ĐÂY
  17. Trang Doanh nghiệp niêm yết: xem TẠI ĐÂY
  18. Báo Người Lao động (ngày 07/9):                       xem TẠI ĐÂY
  19. Tạp chí Ngân hàng:                                               xem TẠI ĐÂY
  20. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 07/9):         xem TẠI ĐÂY
  21. Báo đầu tư Việt Nam:                                            xem TẠI ĐÂY
  22. Báo Nhà đầu tư:                                                    xem TẠI ĐÂY
  23. Chương trình "Sài Gòn buổi Sáng" -VOH:         xem TẠI ĐÂY
  24. Sài Gòn Đầu tư Tài chính:                                    xem TẠI ĐÂY
  25. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 08/9):         xem TẠI ĐÂY
  26. Báo Quân đội nhân dân:   xem TẠI ĐÂY
  27. Trang thông tin Dân Việt:  xem TẠI ĐÂY
  28. Thời báo Kinh tế Sài Gòn: xem TẠI ĐÂY
  29. Báo điện tử Zing News (ngày 09/9): xem TẠI ĐÂY
  30. Báo điện tử VnExpress (ngày 10/9): xem TẠI ĐÂY
  31. Báo điện tử VietNamNet xem TẠI ĐÂY

Các trang dẫn tin các báo: CafeF, báo Khoa học và Đời sống, Xã luận, báo Xây dựng, MSN